Theo nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện Thông tư số 23/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng và công văn số 4284 của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 17/10/2016 hướng dẫn Thông tư 23, các Cục Hải quan địa phương đang gặp một số vướng mắc.
Cụ thể, Thông tư số 23 quy định hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng ngoài hồ sơ hải quan, doanh nghiệp còn phải bổ sung “1 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án”.
Theo công văn 4284 nêu trên, “danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án là danh mục do doanh nghiệp lấy ra từ hồ sơ dự án đã nộp cơ quan đăng ký đầu tư, có đóng dấu của doanh nghiệp. Không yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
" alt=""/>Vướng mắc trong nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụngTrao đổi với ICTnews mới đây, ông Lê Văn Thanh, đồng sáng lập Cốc Cốc cho rằng, cách mạng 4.0 sẽ cần sử dụng một nguồn nhân lực về CNTT rất lớn, đồng thời sẽ bùng nổ một nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác như: công nghệ sinh học, điều khiển học, tự động hóa. Nhân sự một số ngành khác cũng cần điều chỉnh, ví dụ như ngành luật chẳng hạn, các văn bản luật sẽ được số hóa, khi đó các luật sư sẽ chuyển sang tư vấn luật qua mạng, do đó số lượng nhân lực trong ngành luật cũng giảm đi. Với ứng dụng công nghệ mới, tự động hóa như robot hay trí tuệ nhân tạo sẽ khiến các công việc làm phổ thông bị thay thế, do đó nguồn nhân lực phổ thông giảm đi và dịch chuyển sang lao động sử dụng trí óc nhiều hơn.
Ông Lê Văn Thanh chia sẻ, những ngày đầu Cốc Cốc mới khởi nghiệp, ông và các cộng sự mong muốn cho ra đời ứng dụng cho người Việt và do các kỹ sư người Việt phát triển ra nó. Tuy nhiên, vào thời điểm đó (năm 2010) tuyển các nhân sự kỹ thuật người Việt vô cùng khó khăn, Cốc Cốc có tuyển dụng các kỹ sư người Việt nhưng họ làm mãi không được. Đội ngũ kỹ sư CNTT của người Việt không đáp ứng được yêu cầu. Do đó, ý tưởng ban đầu là tuyển các kỹ sư người Việt để làm ra sản phẩm cho người Việt dùng không đạt kết quả như mong muốn. Cuối cùng Cốc Cốc phải tuyển thêm kỹ sư người nước ngoài, ban đầu chủ yếu là người Nga, sau đó Cốc Cốc có mời thêm được các nhà phát triển hệ thống là người Việt từng làm việc trong các công ty công nghệ của Mỹ về nước làm việc. Tính đến nay, Cốc Cốc có khoảng 60 kỹ sư CNTT người nước ngoài đang làm việc.
“Tuy hiện nay trình độ kỹ sư CNTT người Việt đã khá hơn những năm trước, nhưng các kỹ sư người nước ngoài vẫn là một phần quan trọng trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT của Cốc Cốc. Nhất là ở mảng phát triển hệ thống cho nhiều người sử dụng cùng lúc, không thể thiếu sự tham gia của các nhân sự nước ngoài. Các kỹ sư nước ngoài cũng sẽ truyền kinh nghiệm cho nhân sự người Việt”, ông Lê Văn Thanh cho hay.
Cũng theo ông Lê Văn Thanh, Việt Nam đang nói nhiều đến Cách mạng 4.0, nhưng ở giai đoạn đầu Việt Nam rất khó có thể tạo ra những công nghệ mới cho thế giới, mà chỉ có thể học hỏi công nghệ mới mà các công ty công nghệ lớn của thế giới chia sẻ để ứng dụng. Việt Nam muốn là người đi tiên phong phải có những thay đổi đột phá từ nền tảng giáo dục, suy nghĩ sáng tạo, nền tảng khoa học. Việt Nam cần có những phản ứng nhanh về thay đổi về đào tạo con người, nếu không chuyển dịch nhanh về giáo dục sẽ thay đổi không kịp. Nhanh chóng đổi mới giáo dục sẽ giảm thiểu được rủi ro và thất bại của các startup.
Cách mạng 4.0 bản chất là sự kết nối giúp thay đổi tất cả mọi thứ, sẽ đánh thức nhận thức của cộng đồng nhiều doanh nghiệp, ở giai đoạn đầu sẽ bùng nổ, mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng, công nghệ thay đổi nhanh, nếu ai đi chậm sẽ bị vượt rất nhanh.
" alt=""/>Nhà sáng lập Cốc Cốc: Startup có xu hướng sử dụng nhân lực CNTT ngoạiNgày 24/10/2017, tại khách sạn Rex đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Gần đây, du lịch Việt Nam có những chuyển động tích cực, sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam đã bắt đầu từ việc số hóa dữ liệu, bao gồm cập nhật thông tin tour tuyến, chương trình ưu đãi, hoạt động của doanh nghiệp lên website; ứng dụng công nghệ mới để tăng trải nghiệm của khách hàng; nâng cấp phần mềm điều hành tour; triển khai cổng thanh toán điện tử; thiết lập kênh tương tác trực tiếp với khách...
Với cam kết cung cấp các sản phẩm, dịch vụ VT-CNTT tốt nhất cho Saigontourist, với thế mạnh và dựa trên mối quan hệ hợp tác bền vững của VNPT với các đối tác lớn trên thế giới đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ..., VNPT sẽ cung cấp và đồng hành cùng Saigontourist trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp Du lịch thông minh (Smart tourism). Các giải pháp này sẽ giúp Saigontourist mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, nhanh chóng và tiết kiệm. Việc triển khai Smart tourism không chỉ giúp Saigontourist tối đa doanh thu – lợi nhuận mà còn phù hợp với lộ trình xây dựng đô thị thông minh của Thành phố Hồ Chí Minh và của một số tỉnh thành/phố khác có sự hiện diện của Saigontourist.
" alt=""/>VNPT “bắt tay” Saigontourist để nâng cao năng lực cạnh tranh